ĐỘ RỌI (Lux) LÀ GÌ? CÁCH TÍNH ĐỘ RỌI CHO KHÔNG GIAN CỦA BẠN

Share:

Lux là một đơn vị đo lường quan trọng trong các thiết bị chiếu sáng. Lux và lumen tuy đều nói đến khả năng chiếu sáng của bóng đèn nhưng Lux có một điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý khi chọn mua bóng đèn thích hợp cho không gian của mình.

 

Lux là gì?



Lux (lx) là đơn vị trong SI để đo độ rọi, nó là tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích được mô tả trong trắc quang. Lux có nghĩa là quang thông hay cường độ chiếu sáng Lumen trên một mét vuông (lm/m2) và thường được gọi là độ rọi.

Sự khác nhau giữa Lux và Lumen




Lux và Lumen khá dễ bị nhầm lẫn do cả hai đều là thước đo ánh sáng của bóng đèn, nhưng lux phải xem xét đến diện tích không gian trong khi lumen thì không.

>> Xem thêm: Lumen là gì? Vì sao cần phải quan tâm đến chỉ số Lumen?
>> Chỉ số hoàn màu (CRI) là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số hoàn màu và hiệu suất phát sáng

Hãy tưởng tượng bạn mua một bóng đèn 600 lumen và lắp đặt trong một căn phòng có diện tích là 10m2 thì đèn sẽ có độ rọi = 60 Lux. Tuy nhiên cũng sử dụng bóng đèn có cùng lumen trên vào một căn phòng lớn hơn với diện tích bề mặt là 20m2 thì lúc này độ rọi sẽ giảm xuống còn 30 Lux.

Như vậy có thể thấy rõ rằng, với căn phòng có diện tích cần chiếu sáng càng lớn thì bạn nên chọn bóng đèn có độ rọi càng cao. Đây là một lưu ý quan trọng rất hữu ích khi chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp và đạt hiệu quả cao. 


Nên chọn bóng đèn có độ rọi Lux bao nhiêu là phù hợp?

Tuy rằng với các căn phòng rộng bạn nên ưu tiên chọn độ rọi cao nhưng không phải phòng nào cũng cần độ sáng như nhau mà cần dựa vào mục đich chiếu sáng cụ thể.

Ví dụ những căn phòng được sử dụng để lưu trữ là chủ yếu như nhà kho, tầng hầm để xe… thì sẽ cần mức độ ánh sáng tương đối thấp; trong khi phòng hội thảo, phòng trưng bày, các môi trường làm việc sẽ đòi hỏi chất lượng ánh sáng tốt vì vậy sẽ cần mức độ sáng hơn nhiều. 




Dưới đây sẽ là một vài gợi ý được liệt kê với độ rọi lux tương ứng với các trường hợp cụ thể giúp bạn dễ dàng có chọn lựa đúng đắn:

– 100 Lux – Mức ánh sáng này phù hợp cho chiếu sáng tại thang máy, hành lang, cầu thang. Khu vực kho và cửa hàng đa phần cũng sẽ yêu cầu mức ánh sáng tối thiểu này. Bạn sẽ không muốn đọc một cuốn sách trong mức ánh sáng này, nhưng nó đủ tốt để chiếu sáng xung quanh.

– 150 Lux – Phòng vệ sinh và phòng buồng máy kỹ thuật đòi hỏi mức độ ánh sáng này. Độ rọi này phù hợp chiếu sáng cho những hoạt động đơn giản.

– 200 Lux – Khu vực lối ra vào và hành lang đòi hỏi mức độ ánh sáng này, và đó cũng là mức tối thiểu cho khu vực ăn uống của nhà hàng.

– 300 Lux – Khu vực lắp ráp, đình làng cần độ rọi ít nhất 300 Lux.

– 500 Lux – Không gian bán lẻ nên có mức độ tối thiểu này, cũng như không gian văn phòng làm việc nói chung. Độ rọi này sẽ phù hợp cho các công việc kéo dài trên máy tính, máy móc, đọc sách, học hành…

– Trên 500 Lux – Nếu bạn cần chiếu sáng cho khu vực với công việc phức tạp thực hiện, thì yêu cầu chọn bóng đèn có giá trị Lux rất cao. Đặc biệt với không gian đòi hỏi công việc chi tiết, tỉ mẩn bạn có thể lựa chọn độ rọi lên tới 2.000 Lux. Đối với hầu hết các mục đích chiếu sáng thông thường thì độ rọi 500 lux sẽ đáp ứng được.


Có thể sử dụng Watt để xác định độ sáng của đèn không?

Câu trả lời ngắn gọn là không, Watt thể hiện lượng năng lượng mà sản phẩm tiêu thụ, không thể hiện được bao nhiêu lượng ánh sáng (Lumen) mà đèn cung cấp. Đó là lý do tại sao bạn không nên dựa vào lượng Watt tiêu thụ, để chọn mua bất kì loại đèn nào. Nó sẽ chỉ cho bạn biết chiếc đèn tiêu tốn năng lượng như thế nào, không cho bạn biết được lượng ánh sáng mà đèn tạo ra.

 
Cũng cần biết rằng đèn Halogen 1 Watt và đèn LED 1 Watt không tạo ra cùng một lượng ánh sáng. Chip LED hiệu quả hơn và sẽ chuyển đổi nhiều năng lượng hơn sang bóng đèn halogen. Điều này không chỉ ở bóng đèn LED và các loại đèn truyền thống, mà chúng còn xảy ra ngay cả đối với các đèn LED với nhau. Vì công nghệ đèn LED đang phát triển rất mạnh và ngày càng tiết kiệm điện hơn và có rất nhiều loại chip LED khác nhau, và đây một trong những yếu tố cần để ý khi chọn mua đèn LED.

>> Xem thêm: Đèn Led tiết kiệm điện như thế nào
>> Các loại đèn Led thông dụng cho không gian nhà ở

 
(Nguồn: Sưu tầm Internet)