CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG ĐÈN LED - 5 LÝ DO KHIẾN ÁNH SÁNG NHÀ BẠN TRÔNG TỐI TĂM

chỉ-số-đèn-led-mpe
Share:

Đèn Led - Nếu bạn đã từng tự hỏi tại sao ánh sáng của nhà bạn trông chưa được đẹp, hơi bị "âm u" thì bạn không cô đơn. Sự phổ biến của rất nhiều màu sắc ánh sáng hiện nay, người tiêu dùng đang phải đối mặt với một danh sách các thông số kỹ thuật khá "rối" để lựa chọn.

Hiện nay bóng đèn LED đang thống trị ngành chiếu sáng, bạn không chỉ phải đảm bảo bóng đèn LED của bạn tương thích về dòng điện, bạn còn phải hiểu về sự khác biệt giữa các thông số kỹ thuật CCT, CRI và độ sáng khác nhau để lựa chọn cho đúng.

Nếu bạn đang “rối bời” để hiểu được các chỉ số về ánh sáng trong gia đình mình thì bạn đã tìm được đúng địa chỉ, sau đây là danh sách 5 lý do mà khách hàng đang gặp vấn đề với ánh sáng hiện tại của họ.

1. Nhiệt độ màu không phù hợp

Như lịch sử đã tồn tại, bóng đèn sợi đốt chỉ có nhiệt độ màu duy nhất là 2200K. Trước đây, bạn chỉ có duy nhất 1 lựa chọn được ấn định từ nhà sản xuất. Thế nhưng với công nghệ ngày nay, đèn huỳnh quang hay cả những bóng đèn LED, bạn đã có được sự lựa chọn khác nhau về nhiệt độ màu để ứng dụng phù hợp vào nhu cầu chiếu sáng của mình.

Việc có thêm nhiều lựa chọn về màu sắc ánh sáng về cơ bản là một điều tốt, nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể có 1 sự lựa chọn sai với 1 bóng đèn không phù hợp nhu cầu của mình. 



Ví dụ, với việc chiếu sáng trước đây thì bạn sẽ chọn một bóng đèn có nhiệt độ màu là 2700K hoặc 3000K (Ánh sáng vàng đèn sợi đốt hoặc ánh sáng trắng ấm từ đèn halogen). Thế nhưng hiện nay, với công nghệ led hiện đại, bạn đã có thể lựa chọn những màu sắc ánh sáng có phổ màu lên tới 10.000K

Nếu bạn đang thấy những chiếc đèn nhà bạn quá vàng, hay quá xanh, nhìn vào cảm giác rất chói thì rất có thể bóng đèn mà bạn chọn đang có nhiệt độ màu quá thấp hoặc quá cao. Thông thường, bóng đèn sẽ được đánh dấu bằng một số có 4 chữ số, theo sau là chữ "K" để chỉ ra giá trị nhiệt độ màu.

Nếu bạn muốn 1 không gian ấm áp và ấm cúng hãy lựa chọn bóng đèn Led có nhiệt độ màu 3000K, 2700K hoặc 2400K.



Mặt khác, nếu bạn mong muốn ánh sáng thật tự nhiên, rõ nét, chính xác màu của vật được chiếu thì ánh sáng vàng sẽ đem lại cho bạn những màu vàng úa, hoặc đúc vàng trên các vật được chiếu. Với nhu cầu cần ánh sáng trung thực, đòi hỏi độ chính xác cao, ánh sáng tự nhiên thì bạn nên dùng bóng đèn có nhiệt độ màu cao hơn, dao động từ 4000K hoặc 5000K thậm chí 6500K.

Đây là những nhiệt độ màu giống với ánh sáng ban ngày tự nhiên hơn, và thường mang lại màu trắng cân bằng, trung tính và sắc nét hơn mà không có tông màu vàng / cam mà bóng đèn sợi đốt và halogen phát ra.

Nếu như ánh sáng nhà bạn trông chưa được đẹp, hoặc có vẻ hơi bị "âm u" thì có thể bạn đang chọn sai màu ánh sáng của đèn

 

2. Chất lượng của bóng đèn LED

Với lý thuyết về nhiệt độ màu, phổ màu của nguồn sáng mà ta hay gặp thường là dải màu từ 1900k: màu vàng(ánh sáng nến) đến 10.000K: trắng xanh( ánh sáng bầu trời) 

Tuy nhiên trong khoa học màu sắc, có một trục màu xanh lục hồng khác cũng đóng vai trò quyết định màu sắc của nguồn sáng.

Một điều khó tin hơn đó là hai bóng đèn có thể có cùng nhiệt độ màu 3000K, nhưng một bóng đèn có thể có màu vàng, trong khi bóng còn lại có màu hồng nhạt. Hai bóng đèn, mặc dù có xếp hạng nhiệt độ màu giống hệt nhau, sẽ xuất hiện rất khác nhau do sự khác biệt về màu sắc này.

Lý do tại sao điều này xảy ra? Bên trong bóng đèn LED của bạn, có hàng tá bộ phát LED riêng lẻ hoặc "chip led" nhỏ được gắn vào mạch điện. Ánh sáng bạn nhìn thấy phát ra từ bóng đèn là kết quả của các bộ phát LED riêng lẻ phát sáng và kết quả là chất lượng ánh sáng được quyết định bởi chất lượng của bộ chip LED.

Khi các bộ phát LED được sản xuất, có sự biến đổi vốn có về màu sắc của chúng, vì vậy vào cuối quá trình sản xuất, các bộ phát này được nhóm thành các nhóm khác nhau tương ứng với các loại màu khác nhau.

Các nhà sản xuất chiếu sáng cao cấp sẽ có những giới hạn nghiêm ngặt về mức độ biến đổi màu xanh lá cây và màu hồng chấp nhận được, và kết quả là, sẽ chỉ sử dụng đèn LED từ các "thùng" cao cấp thực sự không có màu hồng hay màu xanh lá cây. 

Vì vậy với trường hợp bóng đèn LED giá rẻ, họ sẽ sử dụng các đèn LED còn lại có màu xanh hoặc hồng hơn do khách hàng không có nhu cầu về loại đèn này do những bất lợi mà nó mang lại, vì vậy nó thường rẻ hơn nhiều so với các loại đèn led chất lượng kia.



Nếu bạn thấy rằng bóng đèn của bạn không quá xanh cũng không phải màu vàng mà phát ra màu xanh lá cây hoặc màu hồng, thì có thể bạn đang gặp phải loại bóng đèn chất lượng kém.


>> Xem thêm: Ưu - Nhược điểm của đèn Led so với các loại đèn truyền thống

>> Bạn đã biết: Đèn Led tiết kiệm điện như thế nào?

3. Chỉ số CRI của bóng đèn LED

CRI - Hay còn gọi là chỉ số hoàn màu của bóng đèn là chỉ số phản ánh độ trung thực của vật thể được chiếu sáng. Một đặc điểm về kỹ thuật bên cạnh các tiêu chí về nhiệt độ màu và chất lượng chip mà chúng ta nói tới ở trên. CRI có thể là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ánh sáng nhà bạn.

Bóng đèn LED đôi khi sẽ đánh lừa mắt bạn khi nghĩ rằng một vật thể có màu khác với thực tế. Thử tưởng tượng với họa sĩ, nếu bạn vẽ 1 bức tranh trong điều kiện chiếu sáng từ bóng đèn led (CRI thấp) thì có thể những màu sắc của bạn đã thay đổi sau khi nó được chiếu sáng bởi ánh sáng ban ngày.

Vì vậy để giải quyết vấn đề này, bạn cần đánh giá bóng đèn led của bạn có đảm bảo chỉ số CRI hay không? Hiện tại điểm số để đánh giá chỉ số CRI là 100 điểm. Nhìn vào bảng dưới đây để thấy ứng dụng và đặc điểm của chỉ số CRI.



Hầu hết các bóng đèn LED trên thị trường hiện nay đều có giá trị CRI 80Ra. Bạn hãy chắc chắn chọn những chiếc đèn led có chỉ số CRI từ 80Ra trở lên để đảm bảo nhu cầu về chiếu sáng.



4. Công suất không phù hợp

Trước đây, khi lựa chọn đèn sợi đốt hoặc huỳnh quang, chúng ta thường lựa chọn đèn dựa vào công suất watts và mặc định công suất càng lớn thì đèn càng sáng. Trên thực tế, tổng lượng ánh sáng phát ra từ bóng đèn được đo bằng lumen chứ không phải watt, watt chỉ là đơn vị đo lượng điện năng tiêu thụ của nguồn sáng mà thôi.

Đơn cử như đèn sợi đốt có hiệu suất khoảng 10- 20 lm/watt, đèn huỳnh quang là khoảng 40- 50 lm/watt và cao nhất là đèn led từ 80- 100 lm/watt. Hiện nay có những loại đèn cao cấp có thể lên tới 150lm/w.

Đèn led cung cấp lượng lumen ánh sáng (quang thông) lớn với mức tiêu thụ điện nhỏ. Ví dụ: Một đèn led 3W cung cấp quang thông 300lm (100lm/w) ~ đèn sợi đốt 15w (20 lm/w) ~ đèn huỳnh quang 8w (40lm/w).

Đèn led ngày nay hiệu quả hơn và phát ra nhiều ánh sáng trên mỗi watt hơn so với bóng đèn sợi đốt. Để giúp người tiêu dùng với quá trình chuyển đổi này, các nhà sản xuất đèn LED thường sẽ cung cấp giá trị tương đương công suất. Ví dụ, bóng đèn LED 10W có thể được đánh dấu là "tương đương 60W" để cho biết rằng bạn có thể thay thế bóng đèn sợi đốt 60W bằng bóng đèn LED 10W và có cùng độ sáng.



Nếu đèn nhà bạn phát ra ánh sáng không đủ chiếu sáng cho không gian thì có thể bạn đang chọn loại đèn có quang thông thấp, công suất không phù hợp



5. Phân bố ánh sáng không hợp lý

Một giả thiết đặt ra đó là màu ánh sáng tốt, CRI cao, chất lượng đèn tốt nhưng ánh sáng chiếu ra vẫn không được như ý. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Có 1 sự liên kết giữa chất lượng và số lượng, 2 điều kiện sẽ đi kèm với nhau vì vậy chất lượng tốt thì cần đi đôi với số lượng đúng và đủ. Không thừa không thiếu mới là phù hợp nhất.



Cách phân bổ ánh sáng cần hợp lý và đủ

Giả sử không gian của bạn cần 2000 lumens để chiếu sáng. Bạn xác định được nhiệt độ màu, màu sắc và CRI cho đèn. Bạn không biết nên chọn phương án lắp 2 bóng đèn 1000 lm hay 4 bóng đèn 500 lm hay bao nhiêu bóng cho đủ? Lắp ở những điểm nào? Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến ánh sáng cho không gian nhà bạn.

Thứ 1: Lựa chọn nguồn sáng gần giống với ánh sáng ban ngày. (Do tất cả chúng ta đều quen với ánh sáng tự nhiên). Nếu như bầu trời phát ra phổ ánh sáng rộng, chiếu sáng mọi ngóc ngách thì ánh sáng từ nguồn đèn lại chiếu sáng đơn điểm hoặc chiếu sáng khu vực nhỏ hơn. Vì vậy cần nhiều hơn 1 chiếc đèn để chiếu sáng. 

Thứ 2: Ta thấy chói khi đi ngoài trời, vì vậy đối với việc sử dụng 1 chiếc đèn công suất lớn để phát sáng thì sẽ gây hiện tượng chói y như mặt trời. Thay vì thế, hãy sử dụng nhiều bóng đèn Led hơn, có cường độ thấp hơn để nguồn sáng chiếu ra từ nhiều điểm soi khắp không gian nhưng vẫn đảm bảo lượng ánh sáng cần thiết.

Thứ 3: Nếu không gian nhỏ, bạn có thể sử dụng các loại đèn chiếu chuyên dụng để lắp đặt. Vừa tận dụng khả năng trang trí chiếu điểm, vừa cung cấp lượng ánh sáng cần thiết cho căn nhà. Ví dụ như đèn tường, đèn thả…. để tăng diện tích bề mặt nhờ ánh sáng

Bạn có thể tự mình tính toán số lượng đèn cần dùng với công thức gần đúng đơn giản sau, với giả thiết là hiệu suất của đèn là 90lm/W-100Lm/W:

Số lượng đèn = (Diện tích phòng * Mật độ công suất ) / Công suất đèn

Bảng mật độ công suất cho các không gian thông thường




Ví dụ: Phòng khách diện tích 25m2, sử dụng đèn LED 7W, chúng ta có thể tính ra số lượng như sau:

-    Với mật độ công suất 4.4W/m2: Số lượng đèn  = ( 25*4.4)/7 = 15.7 đèn

Vậy chúng ta có thể lắp số lượng từ 15 – 16 các loại đèn LED 7W cho phòng khách diện tích 25m2. Với các bóng đèn công suất khác bạn có thể áp dụng y hệt. Công thức trên mang tính chất tham khảo gần đúng, đã lược bỏ bớt các yếu tố ảnh hưởng tới chiếu sáng như độ phản xạ của tường, trần và sàn nhà, góc chiếu và chiều cao của trần. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại đèn như Đèn led dây, Đèn chùm, Đèn thả bàn ăn, Đèn tường ... 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn, nếu đèn nhà bạn có 1 trong các biểu hiện trên thì hãy thay thế để phù hợp hơn với không gian của bạn. Giúp bạn tránh được 1 nỗi lo mỗi khi nghĩ về việc làm thế nào với ánh sáng của bóng đèn led nhà mình nhé.

>> Xem thêm: Các loại đèn Led thông dụng trong không gian nhà ở

>> Bạn đã biết: Bố trí đèn Led hợp phong thủy - Giúp bạn khỏe mạnh tài lộc?



(Nguồn: Sưu tầm Internet)